Cách phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ bạn nên biết
Khi thời tiết chuyển lạnh mọi người rất dễ mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch… Đặc biệt trẻ em là nhóm đối tượng nhạy cảm dễ mắc bệnh. Các bệnh thường gặp và cách phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ là gì, mời bạn cùng tìm hiểu bài viết sau đây.
Tại sao trẻ em dễ bị bệnh vào mùa lạnh?
Thời điểm giao mùa thu đông, đông xuân, nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm trong không khí cao, cộng thêm sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm trong khi các vi sinh vật (ký sinh trùng, nấm mốc, virus…) có cơ hội phát triển mạnh mẽ.
Thời tiết lạnh, các vi khuẩn, virus càng kéo dài thời gian tồn tại trong không khí. Khi con người, đặc biệt là trẻ nhỏ (sức đề kháng còn yếu) hít phải không khí ô nhiễm này, chúng sẽ nhanh chóng xâm nhập với đường hô hấp gây tổn thương niêm mạc, khí quản, phế quản.
Môi trường sống kém vệ sinh, trong gia đình của trẻ có người thân hút thuốc lá, thuốc lào. Không gian phòng ở chật chội, thiếu ánh sáng, ẩm thấp, nhà sử dụng bếp than, củi đun nấu, sưởi ấm… đều là những nguyên nhân gián tiếp tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ ngày trời lạnh. Vì vậy cha mẹ cần có cách phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ để bảo vệ sức khỏe trẻ hiệu quả.
Các bệnh thường gặp và cách phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ
Viêm mũi
Viêm mũi ở trẻ xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm lạnh khiến trẻ khó chịu, nghẹt mũi và khó thở. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 – 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh, vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu cách phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ.
Trẻ thường bị sốt và xuất hiện đột ngột nếu bệnh nhẹ, thì chỉ 37,5oC nếu bị bội nhiễm sốt khá cao có thể 39 – 40oC, trong 2-3 ngày. Ngoài ra trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn mửa, tiêu chảy… Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho. Các biểu hiện nếu kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có những biến chứng của viêm mũi.
Để phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý:
- Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 – 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách xì mũi đúng.
- Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín… giúp trẻ nhanh hồi phục.
- Nếu trẻ sốt cao trên 38oC, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của thầy thuốc.
- Lau mát bằng khăn bông nhúng nước ấm (bằng thân nhiệt của trẻ) vắt kiệt, lau khắp người trẻ.
Cảm cúm
Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào mùa lạnh. Đây là bệnh lý hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh rất dễ lây lan. Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh.
Để phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ, cần lưu ý những vấn đề sau:
- Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu protein như trứng gà, các chế phẩm từ đậu. Bé cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ lạnh.
- Khi trẻ bị bệnh cơ thể mất rất nhiều nước vì vậy cần được bổ sung lượng nước thay thế. Ngoài nước uống có thể cho trẻ uống thêm các loại nước sinh tố, sữa tươi để tăng sức đề kháng và dinh dưỡng cho trẻ.
- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý loại dùng cho trẻ giúp vệ sinh vùng mũi họng, giảm triệu chứng nghẹt mũi để trẻ có giấc ngủ tốt hơn. Có thể thoa chút dầu khuynh diệp lên ngực và lưng trẻ giúp giữ ấm cơ thể, giảm ho và nghẹt mũi. Ngoài ra có thể thực hiện việc xông hơi cho trẻ.
- Cần luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
- Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho bé uống nước đầy đủ vào mùa thu để giúp bé có sức đề kháng. Với bé trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.
Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy cũng là một trong các bệnh thường gặp vào mùa đông ở trẻ. Tiêu chảy là một trong những bệnh phổ biến của trẻ trong mùa đông. Bệnh do rotavirus gây ra và thường chỉ kéo dài trong ba đến bảy ngày. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở lứa tuổi từ 3-24 tháng.
Phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ, cần lưu ý những điều sau đây:
- Bù nước: Trẻ bị tiêu chảy sẽ bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn điện giải gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó cần cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để phòng ngừa mất nước do tiêu chảy.
- Trẻ bị tiêu chảy thường biếng ăn do cơ thể mệt mỏi, do đó cha mẹ cần chú ý chế biến các món ăn dưới dạng lỏng, mềm như súp, cháo như cháo thịt gà, thịt lợn nạc nấu với cà rốt,… và phải kiên nhẫn cho trẻ ăn chậm, ăn nhiều bữa nhỏ nếu trẻ buồn nôn, nôn, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ 1 lần.
- Không cho trẻ uống thuốc “cầm” tiêu chảy, hoặc ăn lá ổi, hồng xiêm xanh,… các chất thải dễ ứ đọng lại đường tiêu hóa dẫn đến bệnh kéo dài và nặng thêm.
Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ nhỏ do viêm tắc các đường hô hấp nhỏ (hay còn gọi là tiểu phế quản). Bệnh xuất hiện trong 2 năm đầu, với tần suất cao nhất vào 6 tháng tuổi và ở nhiều nơi bệnh là một trong những nguyên nhân thường xuyên làm trẻ phải nhập viện.
Để phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ, cần lưu ý những điều sau:
- Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước và làm loãng đờm. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ.
- Những trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái… hoặc có các yếu tố nguy cơ như trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, có bệnh tim phổi bẩm sinh, trẻ suy giảm miễn dịch thì cần nhập viện.
- Để phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá, mầm bệnh.
- Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày.
Để phòng tránh các bệnh thường gặp vào mùa đông ở trẻ, các bậc cha mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo hơn, tránh nhiễm lạnh, giữ ấm và đặc biệt là gió lạnh khi chiều về. Cần vệ sinh ăn uống và răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
Mẫn Mẫn
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.