Cách bảo quản sữa mẹ đơn giản ai cũng làm được
Trong 6 tháng đầu, bé cần được bú sữa mẹ hoàn toàn để đạt được sự tăng trưởng và phát triển tối ưu. Từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ có thể tập cho bé ăn dặm để làm quen với những thực phẩm thô, tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ về một phương pháp duy trì nguồn sữa mẹ, cụ thể là cách bảo quản sữa mẹ cho con bú đúng cách.
Cách bảo quản sữa mẹ cho bé bú chuẩn
Cách bảo quản sữa mẹ
Nếu lượng sữa dồi dào hơn nhu cầu bé bú, mẹ có thể tham khảo cách bảo quản sữa để đảm bảo một nguồn dinh dưỡng an toàn cho con yêu. Theo đó, có nhiều cách bảo quản sữa mẹ mà bạn có thể áp dụng như: để ở nhiệt độ phòng, trong ngăn mát và trữ đông sữa mẹ. Cụ thể như sau:
Sữa vừa được vắt/hút được bỏ vào túi trữ sữa chuyên dụng hoặc bình thủy tinh đã được tiệt trùng:
- Để ở nhiệt độ phòng (không quá 25 độ C), trong tối đa 6 giờ.
- Trong hộp mát (có đá viên), tối đa 24 giờ.
- Trong ngăn mát của tủ lạnh, tối đa 5 ngày. Mẹ nên lưu ý để sữa ở trong cùng (nơi lạnh nhất) và đặt xa thịt, trứng hoặc các thực phẩm chưa chín.
- Trong ngăn đông lạnh của tủ lạnh, tối đa 2 tuần.
Như vậy, cách bảo quản sữa mẹ như thế nào sẽ phụ thuộc vào thời điểm mẹ sử dụng sữa. Nếu dự định sử dụng sữa trong vòng vài ngày, thì phương pháp làm lạnh sẽ tốt hơn là đông lạnh. Nguyên nhân là do đông lạnh có khả năng phá hủy một số chất trong sữa mẹ có tác dụng chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, cho dù đã được làm đông lạnh thì sữa mẹ vẫn tốt cho trẻ nhỏ hơn so với sữa bột.
Lưu ý trong việc bảo quản sữa mẹ
Cách bảo quản sữa mẹ chuẩn khi bạn nắm vững những lưu ý sau đây:
- Bảo quản sữa mẹ theo phương pháp đông lạnh thực hiện ngay sau khi vắt sữa. Không nên đổ sữa đầy bình hoặc túi đựng sữa, vì thể tích sữa sẽ tăng lên trong thời gian đông lạnh.
- Trường hợp bảo quản sữa mẹ trong túi, bạn hãy cẩn thận không để túi bị rách. Bạn sẽ không nhận thấy điều này cho đến khi bắt đầu rã đông sữa.
- Sữa mẹ đông lạnh nên được rã đông trong ngăn mát của tủ lạnh, và có thể được bảo quản ở đó trong 12 giờ. Mẹ nên nhớ không bao giờ đông lạnh lại sữa mẹ cho con bú một khi nó đã được rã đông.
Rã đông sữa mẹ
Tùy theo từng cách bảo quản sữa mẹ mà cách rã đông sữa cũng khác nhau. Theo đó, chúng ta cần biết rã đông sữa mẹ trong ngăn đá và ngăn mát khác nhau thế nào.
Cách rã đông sữa mẹ trong ngăn đá
Khi rã đông sữa mẹ trong ngăn đá, bạn cho sữa xuống ngăn mát, ra đông tự nhiên. Trường hợp trẻ cần bú ngay, mẹ chuẩn bị một ca nước ấm và đặt túi trữ sữa vào cho đến khi sữa đã được rã đông hoàn toàn. Phần sữa thừa sau khi bé bú xong nên bỏ đi luôn, đồng thời mẹ không nên trộn sữa rã đông và sữa vừa vắt với nhau.
Cách rã đông sữa mẹ trong ngăn mát
Đối với bảo quản sữa trong ngăn mát, bạn tiến hành rã đông như sau: cho phần sữa cần dùng ra bình rồi hâm 40 độ C trước khi cho bé bú. Phần sữa này chỉ nên sử dụng trong vòng 24h.
Trong một số trường hợp, sữa mẹ được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có lớp váng nổi trên bề mặt hay phần chất béo bám trên thành bình. Để giải quyết vấn đề này, mẹ cần lắc đều bình hay túi trữ rồi mới nên rã đông tự nhiên hay rã bằng nước ấm.
Ngoài ra, nếu mẹ thấy sữa trữ trong bình hay túi xuất hiện màu trắng đục như đám mây sau khi được rã đông đúng cách, sữa mẹ lúc này đã bị rò. Bạn nên tránh cho bé bú sữa này vì có thể đã bị mất đi một số dưỡng chất quan trọng.
Lưu ý khi hâm nóng sữa mẹ
Lượng sữa mà mẹ lấy ra khỏi ngăn mát để sử dụng không nên để lại dùng tiếp. Vì vậy, mẹ nên chú ý chỉ lấy vừa đủ lượng sữa bé cần dùng.
Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng lò vi sóng vì có thể làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa cũng như làm phỏng miệng bé.
Trên đây là những cách bảo quản sữa mẹ đúng cách. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp mẹ chăm con dễ dàng, thuận lợi hơn. Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về việc chăm sóc trẻ tại trang web nhà thuốc Vifa.
Hường
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.