Mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú không?
Chúng ta không nên nói theo cảm nhận chủ quan mà hãy nghe lời các bác sĩ, chuyên gia sức khỏe tư vấn để có thể biết có thể có cách phòng tránh trong trường hợp người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ bị mắc bệnh thủy đậu.
1. Mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú không?
Muốn biết mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú không thì chúng ta cần biết bệnh thủy đậu lây lan qua những con đường nào. Thủy đậu dễ lây và lây qua việc chạm, tiếp xúc với nốt ban hoặc những giọt nước nhỏ. Các loại virus truyền từ các nốt ban, phát trong không khí nên rất dễ lây nhiễm.
Chẳng hạn người bị thủy đậu ho hay nhảy mũi mà nước bắn sang người khỏe thì có khả năng cao người kia sẽ bị nhiễm bệnh.
Mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú thì bệnh còn lây lan qua đường da. Do đó, không nên dùng chung khăn mặt, ga trải giường và các dụng cụ cá nhân khác với con nhé. Bởi có thể đó là môi trường của virus truyền nhiễm.
Mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú thì theo các chuyên gia, nếu bạn đang cho con bú mà chẳng may bị thủy đậu thì nguồn sữa cho bé bú vẫn an toàn, không ảnh hưởng gì cả, tuy nhiên nên tránh việc cho con bú trực tiếp.
Mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú thì nếu bà mẹ đang uống các loại thuốc chống chỉ định với phụ nữ cho con bú thì cũng không nên cho con bú.
Mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú thì nếu mẹ đang bị ở trong giai đoạn đầu thì mẹ nên vắt sữa ra bình và nhờ người khác cho bé bú.
Hạn chế tiếp xúc giữa mẹ và bé, nên bạn cần có các biện pháp cách ly phù hợp do sức đề kháng của trẻ giai đoạn này rất yếu.
Các bác sĩ khuyên mẹ bị thủy đậu không nên cho con ngủ chung, không cho bú trực tiếp. Mặt khác bạn cũng phải chú ý không làm dịch trên các nốt mụn bắn vào người con khiến bé bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó hãy nhớ cắt móng tay cho trẻ sạch sẽ để tránh trường hợp bé cào vào da mẹ làm vỡ vết rạ làm cho dịch tiết ra.
2. Những lưu ý cho mẹ bị thủy đậu cho con bú
Mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú thì theo các chuyên gia nên hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với con. Ngoài ra, trong thời gian mắc bệnh, mẹ nên áp dụng những nguyên tắc như:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ trong sinh hoạt và đời sống.
- Tắm gội sạch bằng nước ấm.
- Ăn uống đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và giảm các nguy cơ biến chứng thủy đậu.
- Uống nhiều nước, nước cam, chanh để tăng cường vitamin C.
Cần cách ly bé khỏi mẹ nếu bé vẫn chưa có dấu hiệu lây nhiễm. Tuy thủy đậu là bệnh khá phổ biến tuy nhiên vẫn không nên xem thường biến chứng của nó.
Tuyệt đối không được gãi lên vết mụn thủy đậu kẻo sẽ làm chúng lây lan nhanh hơn, nếu ngứa quá không chịu được thì có thể dùng dung dịch xanh Methylen 1% bôi ngày 2 lần.
Phòng tránh lây nhiễm thủy đậu cho trẻ trong mùa bệnh
Trẻ em cần được bảo vệ tuyệt đối khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh thủy đậu. Hiện nay cách tốt nhất và khiến bố mẹ yên tâm hơn cả là tiêm ngừa cho trẻ vắc xin thủy đậu, hiệu quả lâu dài. Lịch tiêm được chỉ định như sau:
- Mũi thứ 1: tiêm khi bé đã trên 12 tháng tuổi.
- Mũi thứ 2: cách mũi 1 ít nhất 3 tháng. Nếu bé từ 13 tuổi trở lên thì có thể tiêm mũi 2 sau khi tiêm mũi 1 được 1 tháng.
Trường hợp trẻ chưa tiêm chủng ngừa thủy đậu nhưng lỡ tiếp xúc với người bệnh thì bạn cần cho bé đi tiêm chủng ngừa trong vòng 3 ngày sau đó.
Đối với trẻ chưa được 1 tháng tuổi thì sẽ rất nguy hiểm nếu người mẹ bị thủy đậu, đặc biệt là trước khi sinh 4 ngày và sau khi sinh 2 ngày trở đi.
Lúc này, nếu trẻ cũng bị nhiễm bệnh thì tình trạng sẽ rất nặng vì miễn dịch trong mẹ chưa truyền qua được cho con, do đó vi rút thủy đậu tấn công mạnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần đi chích ngừa bệnh thủy đậu để phòng tình huống xấu nhất là sẩy thai hay thai bị dị dạng.
Như vậy, chúng ta đã được giải đáp mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú, có lây không. Các mẹ có con nhỏ hãy tham khảo thật cẩn thận và nếu có phát hiện bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ là bệnh thủy đậu thì hãy thăm khám nhanh chóng để kịp thời ngăn chặn tình trạng diễn biến phức tạp nhé.
Thanh Hoa
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.