Trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không?
Tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Bởi đối với trẻ sơ sinh, đường ruột thường rất nhạy cảm nên rất dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên việc đi ngoài nhiều có nguy hiểm hay không còn phải phụ thuộc vào số lần đi trong ngày cũng như tình trạng phân của trẻ. Bài viết hôm nay sẽ giúp các phụ huynh hiểu thêm về vấn đề này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày
Nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày
Khi trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày và cụ thể khoảng trên 8 lần trong ngày thì mẹ nên lưu ý bởi vì tình trạng này sẽ khiến trẻ rơi vào những trường hợp sau:
Trẻ bị hăm tã
Trẻ bị hăm tã là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể sử dụng kem chống hăm cho trẻ. Trong trường hợp nếu mông của bé chưa đỏ thì mẹ có thể thoa một lớp kem bôi trơn mỏng. Còn đối với trường hợp có mẩn đỏ xuất hiện, mẹ nên sử dụng kem đặc trị hăm tã có chứa thành phần oxit kẽm. Ngoài ra, sau khi bé đi đại tiện xong, mẹ nên cho bé “thả rông” vùng mông trong một thời gian ngắn cho bé để chúng được khô thoáng tự nhiên rồi mới mặc tã lại.
Trẻ dị ứng với sữa mẹ
Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh là sữa mẹ, vì vậy chế độ ăn của người mẹ đang cho con bú cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Việc trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày phần lớn cũng là do nguyên nhân này. Do đó, mẹ cần phải xem xét lại chế độ ăn uống của mình và loại bỏ những thực phẩm không tốt cho sữa mẹ.
Trẻ bị tiêu chảy
Khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài từ 8 – 10 lần/ngày, phân lỏng toàn nước hay thậm chí là phân có thể có màu xanh, trong phân có chất nhầy, có màu và kèm theo đó là trẻ khó chịu, quấy khóc, bú kém. Thậm chí một số bé còn có thể kèm sốt, nôn trớ, đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị tiêu chảy. Tình trạng tiêu chảy khiến trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày sẽ dẫn đến việc cơ thể bị mất nước, dẫn đến suy thận, suy hô hấp và trẻ có thể sẽ bị tử vong.
Do đó, khi thấy bé có các dấu hiệu đi ngoài liên tục 8 – 10 lần/ ngày, trẻ khóc khi sờ nắn, trẻ uể oải, mệt mỏi, khó chịu và bú kém… thì mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Làm gì khi trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày?
Khi mẹ đã xác định được nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày thì mẹ cần phải có những biện pháp phòng tránh tình trạng này ở trẻ. Tình trạng này sẽ trở thành vấn đề không đáng lo ngại nếu biết cách kiểm soát đúng cách.
Đầu tiên, mẹ cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý trong suốt quá trình cho con bú. Để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, tốt nhất mẹ không nên cho trẻ dưới 6 tháng ăn dặm vì lúc này, hệ thống tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện nên bé sẽ rất nhạy cảm với các thực phẩm mới.
Làm gì khi trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày
Nếu trẻ đã được hơn 6 tháng thì mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm bằng những đồ ăn dễ tiêu hóa, tốt nhất là nên chia các bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ và nên cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng trẻ bị mất nước và dẫn đến suy kiệt cơ thể.
Trong trường hợp trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày do tiêu chảy thì mẹ cần phải bổ sung thêm các dung dịch bù chất điện giải oresol pha theo tỉ lệ như hướng dẫn rồi cho trẻ uống. Và mẹ nên lưu ý, tuyệt đối không nên cho trẻ uống các loại thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ khi chưa được sự chỉ định của các bác sĩ. Bởi việc này vô cùng nguy hiểm và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ sau này.
Cách phòng tránh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Sữa mẹ chính là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời. Bởi trong thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ có chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là các chất làm tăng đề kháng giúp bảo vệ trẻ khỏi những vi khuẩn gây hại.
Sữa mẹ cũng là nguồn dưỡng chất được thiết kế phù hợp nhất cho sự phát triển và giúp hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ. Do đó, nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để phòng chống tiêu chảy cũng như những bệnh lý khác. Theo nhận định từ các chuyên gia, trẻ được bú sữa mẹ thường có tỷ lệ bị tiêu chảy ít hơn so với những trẻ bú sữa công thức hoặc trẻ không được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Trong thời gian cho con bú, đặc biệt là trong 1 – 2 tháng đầu thì mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Vì những thức ăn mà mẹ nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành sữa. Vì vậy, để đảm bảo có một nguồn sữa dồi dào dinh dưỡng cho con thì mẹ nên ăn các thức ăn lành tính như: thịt nạc, rau ngót, trứng, tôm… hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn…
Cách phòng tránh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Trên đây là những thông tin về vấn đề trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong hành trình làm mẹ của mình.
Thủy Phan
Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.