Mang thai là một quá trình dài với nhiều thay đổi trong cơ thể của người mẹ và thai nhi. Từ lúc bắt đầu mang thai cho đến khi chuyển dạ sinh con sẽ có rất nhiều giai đoạn. Đặc biệt vào những tuần cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu lo lắng không biết khi nào mình sẽ chuyển dạ.
Ở những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu chưa có dấu hiệu sanh sẽ cảm thấy lo lắng, hồi hộp. Vậy đối với tuần thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh nguy hiểm không? Và mẹ bầu cần làm gì trong trường hợp đó?
Thai nhi phát triển như thế nào ở tuần thứ 39?
Bước vào tuần thứ 39, cơ thể em bé đã gần như hoàn thiện các cơ quan và cho đến lúc chào đời sẽ không có thêm nhiều thay đổi khác biệt. Em bé ở thời điểm này có cân nặng trung bình khoảng 3300g, chiều dài khoảng 50cm và kích thước tương ứng với một quả dưa hấu nhỏ.
Trong giai đoạn này, bé vẫn phát triển liên tục, đặc biệt là bộ não với tốc độ khá nhanh trong khoảng 4 tuần sẽ tăng trưởng thêm 30%, tốc độ này sẽ liên tục duy trì trong 3 năm đầu đời.
Thời điểm sinh em bé an toàn
Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, kỳ sinh nở từ tuần thứ 37 đến tuần thứ 42 được chia thành các giai đoạn:
- Chuyển dạ sớm: Từ 37 tuần đến 38 tuần 6 ngày.
- Chuyển dạ đúng chuẩn: Từ 39 tuần đến 40 tuần 6 ngày.
- Chuyển dạ muộn: Từ 41 tuần đến 42 tuần 6 ngày.
- Quá hạn sinh: Từ 42 tuần trở lên.
Một thai kỳ chuẩn sẽ kéo dài khoảng 40 tuần và dao động trong khoảng 37 tuần đến 42 tuần. Đối với thai kỳ có thời gian từ 39 đến 41 tuần, nguy cơ gặp các biến chứng ở trẻ sơ sinh là thấp nhất. Ngoài ra đối với thai kỳ dưới 39 tuần hoặc trên 41 tuần, việc chuyển dạ có thể khiến em bé mắc một số vấn đề về sức khỏe.
Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh làm các mẹ bầu rất nhiều lo lắng và sự hồi hộp cho việc sinh con hay sảy thai, tuy nhiên không cần quá căng thẳng bởi bé đã – đang hoàn thiện các cơ quan và khi ra đời có thể phát triển bình thường.
Nguyên nhân tại sao thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh?
Mẹ bầu ở tuần thai thứ 39 sẽ có các dấu hiệu sinh, tuy nhiên một số trường hợp thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh thì mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi theo các chuyên gia y tế, việc chưa xuất hiện chuyển dạ rất phổ biến, dựa vào 2 nguyên nhân:
Nhầm lẫn giữa các ngày dự sinh theo siêu âm
Thông thường thai nhi được tính tuổi theo ngày đầu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người phụ nữ, chính vì vậy việc xác định chính xác tuổi thai và ngày dự sinh của bé là không dễ dàng.
Ngoài ra, thời điểm để xác định ngày dự sinh chính xác nhất theo siêu âm sẽ ở khoảng tuần thai thứ 12, các mẹ bầu sẽ dễ nhầm lẫn mốc thời gian này so với các mốc thời gian cuối thai kỳ. Chính vì vậy nên kiểm tra lại các hồ sơ siêu âm ở thời điểm thai được 12 tuần để có thể theo dõi và chuẩn bị cho cả thai kỳ một cách toàn vẹn nhất
Thai chưa di chuyển đến đúng vị trí
Một nguyên nhân khác khi thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh có thể do thai chưa di chuyển xuống vị trí xương chậu.
Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh có đáng lo ngại không?
Mẹ bầu mang thai tuần thứ 39 chưa có dấu hiệu sinh sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng, đặc biệt là ở những trường hợp mang thai con so vì theo kinh nghiệm người đi trước sẽ sinh sớm hơn khoảng 7 – 10 ngày so với dự sinh.
Tuy nhiên thực tế chỉ khoảng 5% phụ nữ sinh con đúng ngày dự sinh, còn lại sẽ sẽ sớm hoặc muộn hơn 1 – 2 tuần. Chính vì vậy theo các bác sĩ, ngày dự sinh chỉ mang tính tương đối, là mốc thời gian để mẹ bầu và gia đình theo dõi và chuẩn bị những gì cần thiết cho một cuộc sinh an toàn.
Nên làm gì khi thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh?
Để chuẩn bị cho cuộc sinh diễn ra thuận lợi, mẹ bầu có thể thực hiện theo một số cách sau:
Điều chỉnh tâm lý – tinh thần thoải mái
Mang thai khiến cho hormone bên trong cơ thể mẹ bầu thay đổi, gây ra những thay đổi cảm xúc tâm lý – tinh thần, mẹ bầu sẽ trở nên dễ xúc động, nhạy cảm, căng thẳng hay thậm chí là cáu gắt hơn. Chính vì vậy việc giữ cho tinh thần mẹ bầu lạc quan, thoải mái, tích cực và tránh sự lo âu, hồi hộp là rất quan trọng. Điều này sẽ tác động đến sức khỏe của cả mẹ bầu và bé, và cả cuộc chuyển dạ sau này.
Vận động nhẹ
Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập như đi bộ hay yoga là phù hợp là được khuyên thực hiện bởi các chuyên gia y tế. Việc thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của các cơ sở có uy tín không chỉ giúp mẹ bầu có tinh thần được thoải mái mà còn giúp cho sự giãn nở cổ tử cung, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển dạ nhanh hơn.
Chăm sóc bản thân
Việc chăm sóc bản thân trong thai kỳ cũng đồng nghĩa với việc chăm sóc cho chính con mình. Mẹ bầu nên dành thời gian để chăm sóc cho chính bản thân bằng các hoạt động như đắp mặt nạ, xông hơi, massage thư giãn…
Nghỉ ngơi thư giãn
Trong những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn, tránh những suy nghĩ lo lắng về việc sinh nở. Điều này giúp giữ và duy trì sức khỏe và trạng thái ổn định cho đến ngày sinh. Một trong những phương pháp thư giãn là mẹ bầu có thể chăm sóc da mặt tại nhà, dành thời gian mát xa cho da mặt hoặc đắp mặt nạ, điều này giúp làm đẹp cho mẹ bầu và giảm căng thẳng cũng rất tốt.
Chú ý chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống của mẹ bầu đóng vai trò không nhỏ trong quá trình mang thai và sinh nở. Ở giai đoạn này mẹ bầu nên ăn những món ăn nhẹ, dễ tiêu hóa, uống đủ nước để cung cấp đủ năng lượng cho quá trình chuyển dạ.
Thăm khám thường xuyên
Một điều không thể thiếu là mẹ bầu ở giai đoạn này cần thăm khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để có thể phát hiện và xử lý kịp thời khi có các dấu hiệu sinh như đau bụng dưới hoặc các bất thường trong cơ thể.
Mẹ mang thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh thì không nên quá lo lắng, hãy giữ một tinh thần lạc quan, tích cực và thực hiện các hoạt động thăm khám đầy đủ để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn một cách an toàn nhất nhé.
Xem thêm: Phụ nữ đã phá thai 1 lần có con được nữa không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tổng hợp