Viêm đại tràng mãn tính nên ăn gì tốt?
Viêm đại tràng mạn tính là bệnh đại tràng chức năng biểu hiện ở ruột già, kéo dài nhiều năm và khó chữa khỏi hẳn. Hai triệu chứng chính là đau bụng âm ỉ và rối loạn đại tiện (đi tiêu nhiều lần, phân nát có nhầy, dính máu).
Bệnh rất hay gặp ở nước ta, xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh ở ruột, bệnh mạn tính có từng đợt tiến triển. Ngoài ra, bệnh còn có thể do yếu tố tâm thần kinh do xúc động tâm lý và những lo lắng, stress ảnh hưởng tới sự điều tiết của hệ thống thần kinh thực vật gây tăng tiết ra các chất axit làm loét ruột.
Nguyên nhân bệnh viêm đại tràng mạn tính
Viêm đại tràng cấp kéo dài sẽ dẫn tới viêm đại tràng mãn tính
Hầu hết viêm đại tràng mạn tính đều từ viêm đại tràng cấp mà ra, với nguyên nhân là không được điều trị không dứt điểm hoặc tự mua thuốc điều trị dẫn đến viêm đại tràng mạn. Đại đa số bệnh viêm đại tràng mạn tính là do nhiễm ký sinh trùng lỵ a míp gây viêm đại tràng màng giả, … Khi mắc bệnh kiết lỵ cấp nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, ký sinh trùng amíp sẽ tạo thành kén ở ngay dưới niêm mạc đại tràng và trở thành viêm đại tràng mạn tínnếu khoh, đặc biệt bệnh này rất dễ tái phát nếu không được điều trị dứt điểm.
Hậu quả của viêm đại tràng mạn tính là rất dễ tái phát gây rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến rối loạn hấp thu làm cho cơ thể người bệnh trở nên gầy yếu, ăn kém, suy nhược cơ thể và dẫn đến tử vong. Ngoài ra, bệnh có thể có biến chứng gây thủng ruột hoặc ung thư đại tràng, nhất là trong các trường hợp có nhiều polyp đại tràng, kích thước lớn.
Người bệnh viêm đại tràng mãn tính nên ăn gì?
– Ăn nhiều, gạo, khoai tây, cá, thịt nạc, sữa không có lactose, sữa đậu nành, sữa chua
– Ăn ít các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, trứng nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến
– Người bệnh viêm đại tràng mãn tính nên ăn các loại rau xanh nhiều lá: rau ngót, rau muống, rau cải… nên nhặt phần rau non để ăn
– Bệnh viêm đại tràng ăn gì tốt? Các rau họ cải: bắp cải, củ cải
Người viêm đại tràng mãn tính nên tích cực ăn các loại rau xanh
Xây dựng một chế độ ăn hợp lý
Thay đổi chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị căn bệnh viêm đại tràng. Bạn nên thiết lập một chế độ ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: chất đạm hay còn gọi là protein: 1g/kg/1ngày. Calo: 30-35 kcal/kg mỗi ngày tuỳ theo từng thể trạng bệnh. Chất béo: nên hạn chế, tối đa chỉ từ 15 g/ngày, nhớ uống đủ nước, muối khoáng và các vitamin.
- Nếu bị tiêu chảy: Không ăn các chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị cọ xát, hạn chế các loại rau sống, trái cây đóng hộp, trái cây khô. Với ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ.
- Khi bị táo bón: người viêm đại tràng mãn tính nên ăn nhiều chất xơ, giảm chất béo, đặc biệt là chất béo dạng hòa tan như insulin, pectin, oligofructose… chia thành nhiều bữa nhỏ, cách nhau khoảng 2 tiếng ăn một lần
- Tránh chất kích thích: không dung nạp các chất kích thích thần kinh như cà phê, cocola, trà… Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế các món xào, chiên hoặc sốt.
Bảo Bảo
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.