Bệnh lý hở van tim qua thống kê là một trong những căn bệnh tim mạch phổ biến ngày nay. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Vậy người bệnh hở van tim sống được bao lâu?
Hiện tượng van tim không thể đóng chặt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tim và sức khỏe tổng thể. Bệnh này được phân loại thành 4 mức độ hở van tim khác nhau.
Hở van tim ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Tác động của hở van tim đối với sức khỏe phụ thuộc vào mức độ hở và loại van bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, có một số quy tắc chung như sau: Đối với cùng một mức độ hở: Hở van động mạch chủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, tiếp theo đó là hở van hai lá và hở van tim ba lá. Đối với cùng một loại van tim: Mức độ 1/4 thường được coi là nhẹ nhất, 2/4 là mức độ trung bình nhẹ, 3/4 là mức độ trung bình nặng và 4/4 là rất nặng. Đây cũng là yếu tố giúp nhận định hở van tim sống được bao lâu. Nếu:
- Hở van tim 1/4, hay còn gọi là hở van sinh lý, thường ít ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Hở van tim 2/4 ở giai đoạn đầu không có tác động rõ ràng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển có thể gây khó thở, mệt mỏi thường xuyên, ho, phù chân, đau đầu,…
- Hở van tim 3/4 có thể gây ra những biến chứng như: Rung tâm nhĩ, xơ gan, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, suy tim,…
- Hở van tim 4/4 là mức độ nặng nhất, có nguy cơ cao gây suy tim hơn so với 3 mức độ trước. Ngoài ra, còn có thể gây: Phù phổi, rối loạn nhịp tim, sốc tim…
Người bị hở van tim sống được bao lâu?
Tuổi thọ của người bệnh hở van tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại van bị hở, mức độ hở, tuổi tác, khả năng đáp ứng với thuốc điều trị và các bệnh lý kèm theo. Nếu hở van nặng, hư hỏng nghiêm trọng hoặc người bệnh có các vấn đề tim khác, nguy cơ biến chứng tăng cao và tuổi thọ sẽ giảm đi. Người bệnh hở van động mạch chủ thường dễ gặp biến chứng hơn so với hở van 2 lá, 3 lá, và van động mạch phổi, đặc biệt là trong trường hợp người bệnh là người cao tuổi.
Người bị hở van tim sống được bao lâu? Hiện chưa có cách chính xác để dự đoán tuổi thọ của người bệnh hở van tim, điều trị đúng cách có thể giúp kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống, ngay cả khi biến chứng xảy ra hoặc van tim đã được thay thế. Quan trọng là người bệnh được điều trị và theo dõi sát sao bởi đội ngũ y tế chuyên nghiệp để tối ưu hóa kết quả điều trị.
Tuổi thọ của người bị hở van tim
Như đã nói hở van tim sống được bao lâu phần lớn phụ thuộc vào từng loại van bị hở. Dưới đây là những thông tin liên quan đến từng loại hở van và tuổi thọ:
Hở van động mạch chủ
- Van động mạch chủ cho phép máu chảy từ tâm thất trái vào động mạch chủ và cung cấp máu cho toàn bộ cơ thể. Nếu máu thấm ngược vào tâm thất trái, tim phải hoạt động mạnh hơn để đẩy máu ra ngoài và đáp ứng nhu cầu cơ thể.
- Biến chứng phổ biến của hở van động mạch chủ nặng (thiểu năng động mạch chủ) bao gồm suy tim, rối loạn nhịp tim, và tử vong.
- Nghiên cứu cho thấy khoảng 75% những người mắc hở van động mạch chủ nặng sống ít nhất 5 năm sau khi chẩn đoán bằng điều trị bảo tồn, nhưng chỉ 50% sống được 10 năm. Tuổi thọ có thể giảm xuống còn khoảng 2 năm nếu hở van động mạch chủ nghiêm trọng không được điều trị, dẫn đến suy tim sung huyết.
Hở van ba lá
- Van ba lá ngăn tâm nhĩ phải với tâm thất phải có nhiệm vụ hỗ trợ bơm máu lên phổi để trao đổi oxy. Hở van ba lá là tình trạng máu chảy ngược vào tâm nhĩ phải, làm tăng áp suất trong tâm thất phải và gây nguy cơ suy tim hoặc rối loạn nhịp tim.
- Trong trường hợp bệnh hở van ba lá nghiêm trọng kèm theo suy tim và tần suất tống máu giảm, tỷ lệ tử vong trung bình trong 5 năm là khoảng 34%. Còn đối với hở van ba lá nguyên phát, tỷ lệ tử vong trong 5 năm là 48%.
Hở van động mạch phổi
- Van động mạch phổi cho phép máu chảy từ tâm thất phải đến phổi để lấy oxy trước khi trở lại tim. Khi bị trào ngược phổi, máu bắt đầu chảy ngược trở lại tâm thất phải trước khi nó có được oxy.
- Hở van động mạch phổi là loại hở van tim ít phổ biến nhất. Nguyên nhân phổ biến bao gồm bệnh tim bẩm sinh và tăng huyết áp động mạch phổi.
- Tỷ lệ sống sót sau 10 năm sau phẫu thuật thay van động mạch phổi là khoảng 90% theo một nghiên cứu năm 2021.
Thay van tim sống được bao lâu khi tuổi ngày càng tăng?
Dựa vào nghiên cứu trên 2.500 bệnh nhân tại Hoa Kỳ, đã được thực hiện để đánh giá thời gian sống sau khi thay van tim, kết quả cho thấy tỷ lệ sống thọ trên 5 năm sau phẫu thuật giảm dần khi tuổi bệnh nhân tăng.
Hở van tim sống được bao lâu sau khi thay van tim? Sau khi thực hiện phẫu thuật thay van tim sinh học cho bệnh nhân mắc hẹp van động mạch chủ nặng, thời gian sống trung bình được ước tính là khoảng 16 năm cho nhóm người từ 65 tuổi trở xuống và khoảng 12 năm cho nhóm từ 65 đến 75 tuổi. Đối với những người từ 75 đến 85 tuổi, con số này giảm còn 7 năm và 6 năm đối với những người trên 85 tuổi.
Cách kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân sau khi thay van tim
Thay vì quan tâm đến việc thay van tim sống được bao lâu, điều quan trọng hơn là tuân thủ các biện pháp để kéo dài tuổi thọ sau phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân nên tuân thủ các lời khuyên dưới đây:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám và đậu giàu chất xơ và dưỡng chất tốt cho tim mạch. Bổ sung nhiều cá nước lạnh và hạn chế thức ăn chứa muối, chất béo động vật, đồ chế biến sẵn, thức ăn nhanh để giảm huyết áp và áp lực lên van tim.
- Tập thể dục: Vận động nhẹ nhàng và phù hợp với thể lực. Tập thể dục hằng ngày giúp tăng cường tuần hoàn máu qua van tim một cách hiệu quả và nâng cao thể lực tổng thể.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu có thừa cân hoặc béo phì, hãy cố gắng ăn uống lành mạnh và giảm cân một cách an toàn.
- Kiểm soát căng thẳng: Hãy dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, tránh những tình huống stress không cần thiết.
- Sinh hoạt lành mạnh: Từ bỏ hút thuốc lá, giảm uống rượu bia và cà phê.
- Dùng thuốc đúng chỉ định: Bệnh nhân nên uống đủ, đúng giờ và đúng liều thuốc chống huyết khối. Nếu có dấu hiệu chảy máu không bình thường như: Dễ bầm tím, chảy máu cam, chảy máu chân răng, hay đi ngoài phân đen, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
- Thăm khám định kỳ: Đặc biệt là trong 3 tháng đầu sau phẫu thuật, cần tái khám liên tục. Sau đó, bệnh nhân nên thường xuyên đi khám để bác sĩ theo dõi đáp ứng của cơ thể với thuốc chống đông máu, tình trạng van tim, và phát hiện sớm vấn đề sức khỏe mới (nếu có) để điều chỉnh phù hợp.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề: “Hở van tim sống được bao lâu?”. Việc lạc quan với bệnh cũng như thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn có thể chung sống hòa bình cùng căn bệnh này.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tổng hợp