Các thể suy dinh dưỡng và biểu hiện
1. Các thể suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng được chia làm 5 thể:
- Thể thấp còi
- Thể nhẹ cân
- Thể teo đét
- Thể phù
- Thể suy dinh dưỡng hỗn hợp
Những thể này đều có những đặc trưng và hướng điều trị khác nhau. Hãy tìm hiểu thật kĩ để có những phương pháp điều trị hợp lí và hiệu quả.
2. Thể thấp còi
Các bà mẹ hãy để ý đến tốc độ phát triển chiều cao của bé, khá là chậm so với bạn bè cùng trang lứa. Chiều cao ở mức 90% so với bình thường, cân nặng ở mức 70- 80% so với mức bình thường đe dọa đến nguy cơ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở con bạn là rất cao.
Ở trẻ khỏe mạnh lúc vừa mới chào đời có chiều cao khoảng 50cm, trong 3 tháng tiếp theo bé tăng lên 9cm sau đó cứ tăng khoảng 2cm trong những tháng tới nữa. Thế nhưng bé suy dinh dưỡng thể thấp còi lại chỉ cao được thêm 1cm.
3. Thể nhẹ cân
Triệu chứng điển hình ở giai đoạn này là cân nặng của bé giảm đi 20% so với những bé khỏe mạnh khác.
Những trẻ bị thể này có biểu hiện chán ăn, bỏ ăn hoặc ăn ít, bé sụt cân trông gầy gò xanh xao bởi khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể kém. Có khá nhiều trường hợp bố mẹ chăm chút con từng li từng tí tuy nhiên vẫn không thể tăng cân đều như trẻ khác được. Nguyên nhân trong trường hợp này là do hệ thống đường tiêu hóa của bé còn quá kém, không có khả năng hấp thu dưỡng chất. Rất có thể trước đây trong quá trình ăn dặm vô tình bạn đã làm tổn thương hệ đường ruột của con bạn hay bé nhiễm những bệnh do giun sán, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
4. Thể teo đét
Khi bé ở giai đoạn teo đét tức là cơ thể bé trông rất gầy gò, ốm yếu, cân nặng chỉ ở dưới 60% so với cân nặng tiêu chuẩn bình thường. Trẻ gần như mất toàn bộ lớp mỡ dưới da. Cơ của bé cũng nhẽo đi nhiều. ở tất cả các dạng suy dinh dưỡng thì tinh thần của bé trông khá mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, da nhăn nheo trông như người già vậy. Trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường ruột như tiêu chảy hay rối loạn đường tiêu hóa.
Nguyên nhân chính là do bé thiếu nhiều chất dinh dưỡng trầm trọng, hoặc do điều kiện kinh tế không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho bé, mẹ bé không có khả năng tiết sữa nhiều. Do người mẹ không biết cách lập chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con mình.
Để khôi phục được tình trạng kể trên cần phải nhờ sự điều trị từ cơ sở y tế, bệnh viện đồng thời phối hợp với kế hoạch dinh dưỡng hợp lí cho con bạn.
5. Thể Phù
Có nhiều trẻ nhìn bề ngoài thì trông rất là bụ bẫm, to béo tuy nhiên vẫn có nguy cơ mắc bệnh suy dinh dưỡng. Bởi trẻ bụ bẫm không phải do lớp mỡ hay do bé tăng cân nhanh chóng mà là do bé bị sưng phù toàn thân, các cơ mềm ra. Cân nặng lúc này thực chất chỉ còn 60-80 % so với cân nặng tiêu chuẩn mà thôi. Trên da bé xuất hiện những mảng sắc tố, hay những đốm nhỏ khắp toàn thân sau đó bong tróc gỉ nước. Tóc bé cũng ít mọc, thưa dần, ăn rất ít, bụng càng ngày càng chường to hơn.
6. Suy dinh dưỡng thể hỗn hợp
Giai đoạn này bé gần như có đầy đủ các biểu hiện chung như: phù, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, tay chân teo cơ, rối loạn đường tiêu hóa…
Tất cả các thể trên nếu như không được điều trị kịp thời hầu như đều dẫn đến tình trạng giảm khả năng miễn dịch, trẻ suy yếu dần…
Trên đây là các thể suy dinh dưỡng đáng để các ông bố bà mẹ quan tâm, nhìn nhận được các biểu hiện, triệu chứng của từng thể để có thể phát hiện sớm tình trạng tương tự xảy ra ở con mình. Chúc con bạn luôn khỏe mạnh và vui chơi chạy nhảy hồn nhiên hơn nữa nhé!
Thanh Hiền
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.