Bệnh cảm cúm là gì? Cách phòng bệnh và điều trị ở trẻ nhỏ
1. Bệnh cảm cúm là gì?
Bệnh cảm cúm được đánh giá là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính và gây ra bởi virus cúm. Hiện nay, có rất nhiều chủng cúm khác nhau, trong đó cúm A và cúm B thường gây bệnh cho người và tốc độ lây lan của bệnh rất nhanh. Bên cạnh đó cũng có một số loại cúm khác như: A/H1N1, H5N1, H7N9 những loại cúm này thì có tỉ lệ gây tử vong cao nên vô cùng nguy hiểm.
Cảm cúm là một loại bệnh do virus gây ra ở trẻ nhỏ
Cơ chế lây bệnh của bệnh cúm là lây qua đường hô hấp chính vì thế nó vô cùng dễ dàng lây lan. Chỉ cần virus bị bắn ra ngoài không khí thông qua việc hắt hơi, sổ mũi, ho thì nó hoàn toàn có thể là một nguyên nhân lây lan bệnh cho nhiều người khỏe mạnh khác. Trong những trường hợp dù không có dịch thì bệnh cảm cúm vẫn là một loại bệnh lý đáng lo ngại cho nhiều người đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ. Có khoảng 20 – 30% số đối tượng bị nhiễm bệnh cảm cúm là trẻ em.
2. Dấu hiệu của bệnh cảm cúm ở trẻ em
Như trên bạn đã biết bệnh cảm cúm là gì thì một phần không thể nào bỏ qua đó chính là dấu hiệu của bệnh cảm cúm. Đa phần, bệnh cảm cúm ở đối tượng trẻ em thường rất nhẹ nhưng đối tượng trẻ sơ sinh mắc bệnh lý này lại vô cùng nghiêm trọng vì nó dễ bị biến chứng thành các bệnh lý đường hô hấp khác.
Thông thường, sau khoảng 2 ngày tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh thì người bệnh sẽ có những triệu chứng như: sốt, cơ thể ớn lạnh, người đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, đai tai, ho nhiều, chảy nước mũi và đôi khi đó là tình trạng tiêu chảy… ở một số trẻ còn có dấu hiệu cảm cúm buồn ngủ.
Khi người lớn hay trẻ nhỏ có những biểu hiện đó thì cần phải nhanh chóng tới các cơ sở y tế thăm khám cũng như được tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp nhất. Tránh tình trạng mắc phải những loại cúm nguy hiểm và gây nên những biến chứng nặng nề cho sức khỏe người bệnh.
Trẻ sẽ có những triệu chứng như: sốt, cơ thể ớn lạnh, người đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, đai tai, ho nhiều, chảy nước mũi và đôi khi đó là tình trạng tiêu chảy…
3. Cách phòng bệnh cúm ở trẻ
Việc giữ gìn vệ sinh chính là cách hữu hiệu nhất giúp ngăn chặn tình trạng lây lan bệnh cảm cúm. Mỗi người nên có thói quen giữ gìn vệ sinh và đặc biệt nên hướng dẫn trẻ em nên biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày bằng việc rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn cũng như sau khi vệ sinh.
Cần phải thường xuyên vệ sinh nhà cửa bằng chất tẩy rửa chuyên dụng. Nên tiêm phòng vacxin phòng ngừa bệnh cúm hàng năm để giúp cơ thể có thể phòng ngừa lại với loại dịch bệnh này.
Hướng dẫn trẻ vệ sinh hàng ngày sạch sẽ để phòng bệnh
4. Cách điều trị bệnh cảm cúm
Điều trị bệnh cảm cúm cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có loại thuốc đặc trị mà đa phần vẫn là chữa các triệu chứng của bệnh cũng như ngăn chặn các biến chứng xảy ra. Thường thì nhiều người thường có thói quan chữa cảm cúm bằng tỏi cũng rất hiệu quả và an toàn.
Không nên tự ý điều trị bệnh bằng những loại thuốc kháng sinh không rõ nguồn gốc thay vào đó nên thăm khám và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sỹ. Bên cạnh đó, cũng có thể điều trị bệnh bằng các phương pháp Đông y khá an toàn cũng như mang tới hiệu quả cao hiện nay. Không quan một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để bệnh nhanh khỏi.
Giờ thì bạn đã biết bệnh cảm cúm là gì và cách điều trị cũng như phòng bệnh như thế nào rồi phải không. Chắc chắn, nếu có kiến thức về bệnh thì bạn sẽ nhanh chóng đẩy lùi bệnh hiệu quả hơn.
Diệu Linh
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.