3 dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

3 Dau Hieu Ha Duong Huyet O Tre So Sinh Ypnzp 1532047446

3 dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

1. 3 dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

Thông thường, ở trẻ sơ sinh các dấu hiệu hạ đường huyết thường không rõ rệt. Hầu hết các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện trong vòng từ 3-48 giờ sau khi sinh. Cha mẹ có thể dựa vào các đặc điểm sau đây xác định trẻ có bị hạ đường huyết hay không nhé:

Bé run lên nhiều lần, chân tay lạnh

Dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh đầu tiên là bé run lên nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn, thân nhiệt giảm xuống nhanh, da dẻ bỗng nhợt nhạt, lạnh có thể tím tái, giảm trương lực cơ toàn thân, mẹ nghe thấy nhịp thở con nhanh, thở gấp, mạnh, bé quấy khóc khó chịu. Đôi khi, bé cũng có thể bị ngừng thở trong khoảng một thời gian ngắn.

3 dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh 1Bé run lên, chân tay lạnh toát và quấy khóc khi bị hạ đường huyết

Đau bụng, nôn

Ngoài ra, bệnh hạ đường huyết còn xuất huyết các triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, đói cồn cào vẫn tiếp tục làm trẻ vật vã khó chịu.

Bé co giật, hôn mê li bì

Dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh nặng hơn nữa là bé có thể bị co giật mạnh rồi chìm vào trạng thá vô ý thức, hôm mê li bì…Ở bệnh viện, thường có thể xác định bé có mắc bệnh hạ đường huyết hay không phải nhờ sự hỗ trợ chẩn đoán của các phương tiện máy móc hiện đại.

3 dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh 2Bé có thể bị co giật mạnh rồi chìm vào trạng thá vô ý thức, hôm mê li bì

 

Biến chứng nếu không cấp cứu kịp thời triệu chứng dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

Theo các bác sĩ chuyên khoa hạ đường huyết có thể gây nên biến chứng nguy hiểm là gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Đặc biệt, nó có thể gây tổn thương não của trẻ nếu để tình trạng này kéo dài. Biến chứng này thường xảy ra trong những ngày đầu sau đẻ và thường hay gặp với những trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân dưới 2.500g. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi trung ương cho thấy, có khoảng  41% trẻ đẻ thấp cân bị hạ đường huyết. Nó có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm thần kinh của trẻ sau này. Vì vậy, cần có những chuẩn đoán cụ thể để phát hiện và cấp cứu hạ đường huyết trẻ em sơ sinh tốt nhất có thể.

2. Dự phòng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

Bệnh hạ đường huyết là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, phải cấp cứu không thể trì hoãn.

Bú sớm và bú đủ với bé sinh non: Đối với những trẻ đẻ non 35-36 tuần hoặc đẻ đủ tháng, các bà mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi đẻ. Nếu trẻ không bú được cần được bác sĩ chăm sóc bằng việc truyền dung dịch đường.

3 dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh 3Cho bé bú đủ bú kịp thời khi vừa sinh, nhất là những bé sinh non

Để chắc chắn nhất, ngoài việc nhận thấy dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh thì cha mẹ  có thể yêu cầu bác sĩ tiến hành xét nghiệm đường máu có hệ thống bằng que thử Dextrostix 3 giờ một lần, trước mỗi bữa bú và trong 3 ngày đầu nếu định lượng đường máu dưới 0,45g/l.

Nếu nghi ngờ các dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh thì cha mẹ phải báo với bác sĩ ngay nhé. Chú ý luôn kiểm soát đường huyết chặt chẽ để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra cho con mẹ nha.

Thanh Hoa

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *