Đau bụng kinh uống panadol được không?
Với thiên chức được làm mẹ, được mang thai, cơ thể phụ nữ luôn có một sự khác biệt rất lớn. Chu kỳ kinh nguyệt là bộ mặt đánh dấu khả năng sinh sản cũng như sức khỏe của chị em. Tuy nhiên, những ngày “đèn đỏ” luôn là nỗi ám ảnh khiến cho phụ nữ không khỏi lo lắng, bất an. Đó là những lần đau đớn quằn quại trong những lần xuất hiện kinh nguyệt. Có chị em thì chỉ đau nhẹ, đau bụng âm ỉ ở vùng bụng nhưng không ít phụ nữ phải ngưng tất cả các hoạt động trong ngày vì không thể chịu được cơn đau dữ dội ở vùng bụng dưới.
Khi mắc phải triệu chứng này, đa số các chị em đều chỉ nghĩ đến việc dùng thuốc để giảm ngay cơn đau. Tuy nhiên, sử dụng thuốc như thế nào? Nên chọn loại thuốc gì? Đau bụng kinh uống panadol được không thì thật sự họ chưa bao giờ nghĩ đến. Đơn giản chỉ cần đến hiệu thuốc Tây là chị em đã có ngay liều thuốc giảm đau bụng kinh nhanh chóng. Trong đó, hầu như các phụ nữ đều sử dụng thuốc Panadol để có thể cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn trong những lần kinh nguyệt.
Đau bụng kinh uống panadol được không?
Đây là điều đã khiến cho các phụ nữ không khỏi lo lắng vì sử dụng thuốc trong một thời gian dài suốt quá trình hành kinh. Panadol là một loại thuốc giảm đau, có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau nhức trong cơ thể. Với bệnh đau bụng kinh, loại thuốc này sẽ giúp chị em bớt mệt mỏi, đau đớn trong những ngày hành kinh kéo dài. Tuy nhiên, việc uống thuốc Panadol chữa trị đau bụng kinh phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tùy ý sử dụng mà không có bất cứ sự chỉ định nào của bác sĩ.
Hiện nay, có rất nhiều chị em phụ nữ đã sử dụng thuốc không đúng liều, sử dụng một cách tùy tiện. Chính việc lạm dụng thuốc quá mức khiến không ít phụ nữ gặp phải những vấn đề rắc rối trong cuộc sống. Mặc dù thuốc Panadol có tác dụng tức thời nhưng cũng chính loại thuốc này gây ra không ít tác dụng phụ cho cơ thể. Do đó đau bụng kinh uống panadol được không thì phụ nữ cần phải chú ý vấn đề này.
Tác dụng phụ khi uống panadol
Kích ứng niêm mạc dạ dày: Nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày là rất dễ xảy ra nếu bạn sử dụng thuốc Panadol quá nhiều. Bạn sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề như viêm, loét dạ dày do dùng thuốc.
- Ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể: Nếu bạn lạm dụng thuốc trong một thời gian dài, chắc chắn các bộ phận như gan, thận cũng không khỏi ảnh hưởng bởi những chất kháng sinh trong thuốc.
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Bạn sẽ rất dễ đứng trước nguy cơ vô sinh nếu thường xuyên sử dụng thuốc. Đồng thời các bộ phận của cơ quan sinh sản cũng bị ảnh hưởng rất lớn.
- Paracetamol gần như không độc ở liều điều trị thông thường.Nhưng một số trường hợp có phản ứng da như phát ban, nổi mẩn, ngứa hay các phản ứng mẫn cảm khác như phù thanh quản, phù mạch…
Tuy nhiên, khi dùng Paracetamol ở liều cao, kéo dài có thể gây giảm tiểu cầu, bạch cầu và giảm toàn thể huyết cầu. Dùng quá liều Paracetamol sẽ gây độc nặng cho gan, có thể gây chết người. Khuyến cáo không dùng quá 3,9g Paracetamol/ngày. Phải dùng thận trọng Paracetamol ở người bệnh có thiếu máu từ trước. Đồng thời lưu ý, uống nhiều rượu có thẻ tăng độc tính với gan của Paracetamol. Nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
Trong trường hợp bị những cơn đau bụng kinh dữ dội có thể sử dụng paradol để ức chế cơn đau tạm thời. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng loại thuốc này 1,2 lần trong liều điều trị theo khuyến cáo mà thôi. Không được dùng Paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở ngưới lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi có sự hướng dẫn của thầy thuốc. Bởi đau nhiều và kéo dài có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần có sự chẩn đoán và điều trị của bác sĩ. Trường hợp đau bụng kinh là biểu hiện của một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, cổ tử cung chít hẹp, dính khoang tử cung,…tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc mà cần kiểm tra, chẩn đoán cụ thể.
Hoàng Dương
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.