Bị giời leo khi mang thai phải làm sao?
Trước hết chúng ta cần nắm được những biểu hiện cơ bản có thể dễ dàng nhận biết của bệnh giời leo. Đó là những vết đỏ theo mảng, có mụn nước kèm theo và nhanh chóng lan thành những mảng lớn trên cơ thể. Bệnh có thể biểu hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Gây cho người bệnh cảm giác rát do vị trầy xước hay bỏng. Kèm theo đó là tình trạng ngứa râm ran ở vùng da nhiễm bệnh.
Bị giời leo khi mang thai phải làm sao?
Khi bà bầu bị giời leo, mẹ bầu sẽ bị sốt nhẹ khoảng 37.5 – 38.5 độ, mệt mỏi, khó chịu toàn thân; vùng da tổn thương sẽ có cảm giác ngứa, đau rát, nhức nhối sưng đỏ, sau đó mọc thành những nốt kế tiếp dạng phỏng nước, lúc đầu màu đục sau chuyển sang đỏ nhạt; các nốt bên trong mọng nước, sưng to dần, kèm ngứa khó chịu. Trường hợp nốt giời leo bị vỡ, bệnh càng phát tán nhanh hơn, lan thành những mảng lớn trên cơ thể. Những tổn thương này có thể thấy ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, như sườn, bụng, vai, cổ, lưng mặt… gây cho người bệnh cảm giác đau rát, ngứa râm ran vùng da nhiễm bệnh.
Bị giời leo khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tâm lý mẹ bầu khi bị bệnh thường rất lo sợ bệnh có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra bệnh giời leo ảnh hưởng trực tiếp từ mẹ sang thai nhi và bệnh giời leo không ảnh hưởng đến thai, điều này có thể do cơ thể đã tự tạo ra kháng thể với virus này và truyền điều đó lại cho thai nhi.
Bệnh này hoàn toàn không giống với bệnh sởi, tức là có thể lây cho thai nhi nếu người mẹ mắc bệnh này trong khi mang thai.
Mặc dù bị giời leo khi mang thai không lây nhưng những người mắc bệnh nên tránh tiếp xúc với những bà bầu khác nếu như bạn đang bị giời leo và đợi cho đến khi vùng da phát bệnh lành lặn hẳn hãy gặp gỡ họ, trong trường hợp ngược lại cũng vậy nếu bạn không mắc bệnh thì cũng nên giữ khoảng cách với người nhiễm bệnh.
Bị giời leo khi mang thai, mẹ phải làm gì?
Khi bị giời leo mẹ bầu đừng lo lắng quá có thể tham khảo một số lời khuyên từ bác sĩ
Bị giời leo dùng thuốc gì là thắc mắc của không ít mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi vì có thể kết hợp một số biện pháp:
Cần đảm bảo chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý có chế độ dinh dưỡng đảm bảo… để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa và chống lại bệnh tật. Đặc biệt cần thiết bổ sung các loại thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, uống nhiều nước, nước ép hoa quả để thải độc cơ thể, thanh nhiệt.
Mặc dù bệnh giời leo không lây, nhưng những người mắc bệnh cũng có thể mang vi rút sởi chính vì thế bạn nên tránh tiếp xúc với những bà bầu khác khi đang bị bệnh.
Khi có dấu hiệu của bệnh, hãy đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Tại đây bác sĩ sẽ hỗ trợ bạn trong việc điều trị, giúp giảm thiểu triệu chứng của bệnh mà không ảnh hưởng tới thai nhi. Nên lưu ý, bất cứ loại thuốc nào kể cả thuốc uống hay thuốc bôi thì cũng cần được chỉ định bởi bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Bảo Bảo
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.